Tản mạn về các website du lịch tại Việt Nam
Thời đại mở cửa, hội nhập kinh tế … việc sở hữu một website để quảng bá thương hiệu đang dần trở thành vấn đề bức bách và mấu chốt trong quá trình PR thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng. Đó có lẽ là một trong những bài học vỡ lòng về marketing tại các trường Đại Học trong việc quảng bá thương hiệu.
Hôm nay nổi hứng nói linh tinh chơi về các website của các khu du lịch tại Việt Nam … lật qua lật lại tí xem sao.
Ở đây, tôi không đề cập đến site của các cty chuyên về du lịch, lữ hành… vì đó là miếng cơm manh áo của họ, ngoài lượng khách hàng quen, khách walk-in ra, số lượng khách đến từ website cũng chiếm thị phần khá cao trong doanh thu hàng tháng, hàng quý … Tôi cũng may mắn được làm webmaster cho một số cty du lịch, và phần nào hiểu hơn được về những điểm tích cực, cũng như bất cập của các website đó.
Quay trở lại với các khu du lịch. Hiện tại, gần như toàn bộ các khu du lịch từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam, từ “du lịch sinh thái” đến “resort nghỉ dưỡng cao cấp” đều đã được “lên mạng”, mặc dù tính chất, khả năng trao đổi thông tin và mức độ phong phú về thông tin thì còn nhiều sự chênh lệch. Dường như khách hàng khi tìm kiếm những thông tin nhất định trên các site về khu du lịch thường đi đến cảm giác chán nản vì thiếu thông tin một cách trầm trọng, đôi ba lời giới thiệu, vài cái ảnh mốc thếch như kiểu trao đi đổi lại, resize tùm lum nên phân giải vỡ be bét ..
Đấy là chuyện thường ngày ở huyện đối với các khu du lịch sinh thái, tuy nhiên, điều này đúng cả với các resort (chí ít là các resort ở miền Bắc như Asian, Bel, Flamingo … Lượn qua lượn lại trên website, khách hàng chỉ có được đúng một số thông tin rất nhỏ .. thậm chí đôi khi ngay cả số điện thoại để liên hệ cũng không có. Các form e-mail (code rất đơn giản) gần như không hoạt động, có nơi mới chỉ ở dạng layout làm cảnh cho lên khung website.
Không hiểu hàng năm, chi phí cho việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình đạt định mức bao nhiêu … nhưng nhìn vào mặt bằng chung việc thiết kế, xây dựng, đưa thông tin lên website của các doanh nghiệp du lịch dạng này (phải nói là) quá kém và thiếu tính chuyên nghiệp.
Có thể chấp nhận việc đặt phòng online, hay các dịch vụ online khác chưa phát triển do ở Việt Nam, môi trường thanh toán trực tuyến còn khá mới mẻ và gặp nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên ngay đến một form liên hệ đơn giản, bao gồm các thông tin order cũng không thể thực hiện được … đến bao giờ khách hàng Việt Nam mới phải chấm dứt vòng quay luẩn quẩn “xem trên web – mò đến office – nghe reception quảng cáo”
Chi phí đầu tư để xây dựng một website thường không quá cao, nhưng chi phí đầu tư cho việc duy trì, phát triển, đưa thông tin (ở mức thấp) và tăng thứ hạng (traffic rank, pagerank..) thường ít người chú tâm vào làm. Và thị trường nhân lực cũng không quá nhiều đủ để đáp ứng hết …
Vừa qua, tổng cục du lịch có thông qua dự thảo về việc phát triển các website về khu du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói, làm điểm đến cho du khách trong và ngoài nước. Hy vọng, sẽ có những cú hích nhất định cho các doanh nghiệp trong việc thay đổi cách suy nghĩ và làm việc của mình – đối với công tác quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng.